Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập công ty

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hỗ trợ tài chính

Tuyển dụng

Liên hệ

Thành lập công ty vận tải

0/5 (0 votes)

Ngành vận tải là một trong những mắc xích quan trọng trong sự lưu thông và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việc kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa càng cao. Do đó, nhu cầu thành lập công ty vận tải ngày nay vô cùng lớn.

Thành lập công ty vận tải

Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập công ty vận tải mà chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy để Lành Group đồng hành và hỗ trợ bạn toàn bộ mọi hồ sơ, thủ tục, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhanh chóng đi vào hoạt động. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn thành lập công ty, Lành Group cam kết và đồng hành trên mọi phương diện pháp lý và thủ tục.

1. Đặc điểm công ty vận tải

Ngày nay, nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa cực kỳ lớn, giúp thúc đẩy và tạo điều kiện phát triển ngành vận tải ở mọi phương tiện trên biển, đường bộ, máy bay, tàu hỏa….

Mỗi loại hình vận chuyển sẽ có những đặc điểm khác nhau, nhưng mục đích sau cùng là đóng góp vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế, xã hội.


1.1 Công ty vận tải là gì?

Công ty vận tải là loại doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, con người từ nơi này đến nơi khác dựa trên nhu cầu cụ thể. Công ty vận tải gắn liền với hoạt động nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, lao động và phát triển kinh tế của từng vùng miền, tỉnh thành hoặc một đất nước.

Công ty vận tải khác với những loại hình kinh doanh khác, sản phẩm dịch vụ vận tải không có hình thái cụ thể, mà là quá trình vận chuyển hàng hóa, hành khách từ nơi này đến nơi khác, hoạt động diễn ra liên tục. Đặc biệt có những thời điểm cao điểm, nhu cầu vận chuyển được đẩy lên cao độ như lễ, tết.

Tất cả các sản phẩm vận tải được đo bằng các chỉ tiêu tấn/km hàng hóa hoặc người/km hành khách. Các phương tiện vận chuyển cực kỳ đa dạng: vận tải đường bộ, đường sát, đường biển, đường hàng không, đường sông,... Tùy theo nhu cầu mà lựa chọn hình thức phù hợp.

Hoạt động kinh doanh công ty vận tải được quản lý dựa trên giao dịch, hợp đồng của mỗi lần vận chuyển.

1.2 Danh mục ngành nghề công ty vận tải

Lành Group xin gửi tới quý khách hàng danh mục ngành nghề công ty vận tải có thể lựa chọn khi có nhu cầu thành lập công ty như sau:

a) 51 - Vận tải hàng không

  • 511 – 5110 – 51100 -Vận tải hành khách hàng không
  • 512 - 5120 - 51200 - Vận tải hàng hóa hàng không

b) 52 - Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải

  • 521 - 5210 - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
  • 52101 - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho ngoại quan
  • 52102 - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho đông lạnh (trừ kho ngoại quan)
  • 52109 - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho khác
  • 522 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
  • 5221 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ
  • 52211 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt
  • 52219 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ
  • 5222 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy
  • 52221 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải ven biển và viễn dương
  • 52222 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thuỷ nội địa
  • 5223 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không
  • 52231 - Dịch vụ điều hành bay
  • 52239 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp khác cho vận tải hàng không
  • 5224 - Bốc xếp hàng hóa
  • 52241 - Bốc xếp hàng hóa ga đường sắt
  • 52242 - Bốc xếp hàng hóa đường bộ
  • 52243 - Bốc xếp hàng hóa cảng biển
  • 52244 - Bốc xếp hàng hóa cảng sông
  • 52245 - Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không
  • 5229 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
  • 52291 - Dịch vụ đại lý tàu biển
  • 52292 - Dịch vụ đại lý vận tải đường biển
  • 52299 - Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa được phân vào đâu

c) Các mã ngành nghề vận tải khác

  • 7710 - Cho thuê xe có động cơ
  • 4653 - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
  • 4659 - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
  • 4933 - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển)
  • 5012 - Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
  • 5022 - Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa
  • 8292 - Dịch vụ đóng gói

2. Điều kiện thành lập công ty vận tải

Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh liên quan tới vận tải, nhưng trong đó 4 nhóm chính là: vận tải đường bộ, vận tải đường thủy, vận tải đường sắt và vận tải đường hàng không. Mỗi loại hình có những điều kiện khác nhau khi thành lập công ty vận tải. Cụ thể gồm:


2.1 Điều kiện thành lập công ty vận tải đường bộ

Với loại hình kinh doanh vận tải đường bộ thường gồm: vận tải hàng hóa, vận tải hành khách cố định hoặc xe buýt, hoặc theo hợp đồng hoặc bằng phương tiện taxi. Tùy theo mỗi loại hình có những điều kiện khác nhau.

a) Điều kiện chung

+/ Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

+/ Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh.

  • Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt.
  • Phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
  • Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  • Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.

+/ Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe

  • Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.
  • Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. 
  • Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

+/ Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.

+/ Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

+/ Về tổ chức, quản lý: 

  • Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
  • Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ)
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.

b) Điều kiện thành lập công ty vận tải hàng hóa

  • Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten – nơ, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:

+/ Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên.

+/ Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên, riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.

c) Điều kiện thành lập công ty vận tải hành khách

Sau đây là điều kiện thành lập công ty vận tải hàng khách cần đáp ứng: 

+/ Vận tải hành khách cố định theo tuyến

Điều 4, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định như sau:

  • Đáp ứng những điều kiện quy định chung bên trên
  • Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai
  • Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe.
  • Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
  • Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
  • Tuân thủ các quy định đối với hoạt động tăng cường phương tiện để giải toả hành khách trên tuyến cố định ở những dịp lễ, tết hoặc những sự kiện đặc biệt như thi tốt nghiệp, đại học cho học sinh, sinh viên.
  • Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.

+/ Vận tải hành khách bằng xe buýt

Điều 5, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định như sau:

  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
  • Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
  • Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. 
  • Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải cung cấp thông tin (gồm: tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến) trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe thông qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.
  • Xe buýt được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại, đầu mối giao thông và các địa điểm kết nối với các phương thức vận tải khác; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.

+/ Vận tải hành khách theo hợp đồng

Điều 7, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng như sau:

  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe.
  • Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm.
  • Hợp đồng vận chuyển phải được đàm phán và ký kết trước khi thực hiện vận chuyển giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).
  • Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe); chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển đã ký kết.
  • Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau.
  • Không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh.
  • Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.
  • Khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau: Mang theo hợp đồng vận chuyển, danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải
  • Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm e, điểm g) Điều 15 của Nghị định này đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email). Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.
  • Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc
  • Trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện việc thông báo một lần các nội dung tối thiểu của hợp đồng theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm e, điểm g) Điều 15 của Nghị định này; phải thông báo lại khi có sự thay đổi về hành trình, thời gian vận chuyển hoặc các điểm dừng đỗ, đón trả khách;
  • Vận chuyển đúng đối tượng (học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc) và không phải thực hiện các nội dung được quy định tại điểm c, điểm d khoản 3, điểm b, điểm c khoản 4 và khoản 5 Điều này.
  • Ngoài hoạt động cấp cứu người, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.
  • Sở Giao thông vận tải thông báo danh sách các xe được cấp phù hiệu xe hợp đồng đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh để phối hợp quản lý.

+/ Vận tải hành khách bằng phương tiện taxi

Điều 6, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi như sau:

  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe, phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
  • Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 06 x 20 cm.
  • Được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe với kích thước tối thiểu là 12 x 30 cm. Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước và kính phía sau xe.
  • Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
  • Xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình.
  • Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu, gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.
  • Xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (sau đây gọi là phần mềm tính tiền)
  • Kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng phần mềm tính tiền phải gửi (qua phần mềm) hóa đơn điện tử của chuyến đi cho hành khách, đồng thời gửi về cơ quan Thuế các thông tin của hóa đơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải thông báo đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh phương thức tính tiền sử dụng trên xe taxi của đơn vị trước khi thực hiện kinh doanh vận tải.
  • Xe taxi được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.

2.2 Điều kiện thành lập công ty vận tải đường thủy

Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các hình thức sau:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến
  • Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
  • Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa

Điều kiện thành lập công ty vận tải đường thủy nội địa gồm:

  • Phương tiện phải đảm bảo an toàn kỹ thuật cũng như các quy định từng loại hình theo quy định của ngành nghề kinh doanh.
  • Người vận chuyển phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Đặc biệt thuyền viên phải có đủ tiêu chuẩn sức khỏe của Bộ Y Tế.
  • Có nơi neo đậu ch phương tiện, có bộ phận quản lý, theo dõi điều kiện về an toàn giao thông.
  • Nếu là vận chuyển khách du lịch phải có biển hiệu riêng cho phương tiện theo quy định.

2.3 Thành lập công ty vận tải cần bao nhiêu tiền?

Ngành nghề vận tải là một trong những ngành nghề không có quy định về vốn điều lệ khi thành lập. Do đó, doanh nghiệp có thể thành lập công ty vận tải theo khả năng và tiềm lực của mình. Tuy nhiên, vốn điều lệ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần cân nhắc để có sự lựa chọn phù hợp.

Chi phí thành lập công ty vận tải thường bao gồm: chi phí thành lập công ty, hồ sơ, thủ tục và các khoản chi phí ban đầu như thuế, mở tài khoản ngân hàng… Và chi phí vận hành doanh nghiệp ban đầu như thuê nhân viên, mặt bằng, phương tiện vận chuyển.

Tóm lại, thành lập công ty vận tải cần bao nhiêu tiền phụ thuộc vào từng ngành nghề, cá nhân mong muốn.

3. Thủ tục thành lập công ty vận tải

Lành Group xin chia sẻ đến quý khách hàng hồ sơ, thủ tục thành lập công ty vận tải theo quy định như sau:


3.1 Hồ sơ thành lập công ty vận tải

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp vận tải.
  • Dự thảo điều lệ.
  • Danh sách thành viên, cổ đông của doanh nghiệp.
  • Hợp đồng lao động.
  • Bản sao tài liệu chứng minh tư cách pháp lý cua cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và thành viên sáng lập đối với công ty TNHH.
  • Biên bản xác nhận vốn góp.

3.2 Các bước thành lập công ty vận tải

  • Bước 1: Soạn thảo hồ sơ theo quy định
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Bước 3: Thời gian xem xét hồ sơ 5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hợp lệ. Bạn sẽ nhận được giấy phép kinh doanh ngay sau đó, nếu hồ sơ không hợp lệ, quý khách hàng sẽ được yêu cầu cập nhật bổ sung lại.
  • Bước 4: Hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập công ty để đi vào vận hành.

3.3 Dịch vụ tư vấn thành lập công ty Lành Group

Công ty LÀNH GROUP là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty uy tín, chuyên nghiệp tại Tây Ninh với dịch vụ chính xác, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu mọi rủi ro và cam kết 100% thành công giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định và phát triển.

Quy trình đăng ký thành lập công ty tại Lành Group thực hiện các bước như sau

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty
  • Bước 2: Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý. Đặc biệt và tư vấn vốn điều lệ, đặt tên công ty…
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.
  • Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh
  • Bước 5: Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
  • Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
  • Bước 7: Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….
  • Bước 8: Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)

Trên đây là bài viết về thành lập công ty vận tải, hy vọng bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc gì hoặc tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty uy tín liên hệ ngay Lành Group với thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ.

>> Các bạn xem thêm thành lập công ty xây dựng

Công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Lành Group

  • Địa chỉ: 81 Lê Hồng Phong - Trảng Bàng - Tây Ninh
  • Email: lanh@lanhgroup.com 
  • Hotline: 0903966988

TIN TỨC LIÊN QUAN