Vốn điều lệ công ty cổ phần
Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ thành lập công ty cổ phần
Trong bài viết này, Lành Group sẽ chia sẽ với các bạn về vốn điều lệ công ty cổ phần và mẫu điều lệ thành lập công ty cổ phần. Trước hết các bạn cùng tìm hiểu về vốn điều là gì nhé?
1. Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định khi thành lập công ty và được ghi vào điều lệ của công ty. Vốn điều lệ hay còn có thể gọi là vốn đầu tư hoặc vốn đăng ký.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp được công ty đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động và quy mô của công ty sau khi thành lập.
1,1. Vốn điều lệ công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ của nó được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Từ đó ta hiều vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Vốn điều lệ của công ty có thể được thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Xác định mức vốn điều lệ khi thành lập công ty cổ phần, Cá nhân, tổ chức có quyền thành lập công ty cổ phần khi đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định.
Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định và ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phái đáp ứng điều kiện của pháp luật. Cụ thể:
a) Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
Trước tiên ta phải hiểu vốn pháp định là gì? Vốn pháp định là số vốn tối thiểu để công ty được thành lâp theo quy định của nhà nước. Chỉ một số ngành nghề cụ thể nhà nước quy định vốn pháp định mới phải áp dụng.
Khi công ty đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty không được thấp hơn mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh đó. Nhà nước không quy định mức vốn điều lệ tối đa.
Một số ngành nghề có vốn pháp định như: kinh doanh vận tải hàng không, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ….
b) Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu ký quỹ
Kỹ quỹ là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
Tiền ký quỹ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh.
Theo đó, khi kinh doanh những ngành nghề yêu cầu ký quỹ thì công ty phải có tài liệu chứng minh đã ký quỹ số tiền mà pháp luật quy định. Nhà nước quy định mức ký quỹ cụ thể đối với từng ngành nghề tại các văn bản pháp luật.
Một số ngành nghề yêu cầu ký quỹ như: Kinh doanh dịch vụ lữ hành (du lịch), kinh doanh dịch vụ việc làm, kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động, sản xuất phim ….
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, cá nhân, tổ chức tự do quyết định mức vốn điều lệ cụ thể khi đăng ký thành lập công ty, trừ ngành nghề mà pháp luật có yêu cầu mức vốn tối thiểu khi đăng ký.
Như vậy việc xác định mức vốn điều lệ công ty cổ phần phải dựa vào nguồn vốn huy động của các cổ đông khi đăng ký thành lập doanh nghiệp: Các bạn dựa vào một số gợi ý sau đây:
c) Cá nhân, tổ chức có thể xác định vốn điều lệ của công ty dựa trên các căn cứ sau:
- Khả năng, năng lực tài chính của cá nhân, tổ chức;
- Phạm vi, quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty;
- Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
- Giá trị hợp đồng sẽ ký kết với đối tác……..
- Việc xác định vốn điều lệ còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà công ty dự định hoạt động.
1.2 Quy định về vốn điều lệ thành lập công ty cổ phần
Theo Điều 111, Luật Doanh nghiệp 2014 thì vốn công ty cổ phần là:
1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Đề giúp các bạn hiểu hơn về vốn điều lệ công ty, các bạn xem ví dụ sau :
Ví dụ: Công ty cổ phần ACB tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp đăng ký bán 500,000 CP với mệnh giá 10,000 đ/CP và được cổ đông đăng ký mua 200,000 CP => Vốn điều lệ công ty Cổ phần ACB= 200,000 CP x 10,000 đ/CP = 2,000,000,000 đ.
2. Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
3. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.
5. Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
b) Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật này.
1.3 Các loại cổ phần
Theo Điều 113, luật Doanh Nghiệp 2014 gồm có các loại cổ phần như sau:
1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
3. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
4. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
5. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
6. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
2. Mẫu điều lệ công ty cổ phần
Điều lệ công ty hay còn được gọi là những quy định hay còn gọi là luật nội bộ của công ty ban hành. LÀNH GROUP xin được chia sẽ với các bạn mẫu điều lệ công ty cổ phần được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với quy định của luật doanh nghiệp.
Điều lệ công ty cổ phần là bản thỏa thuận giữa những thành viên sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau cùng được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của luật pháp để ấn định cách tạo lập, hoạt động và giải thể của một doanh nghiệp, việc xác lập, hủy bỏ, thay đổi điều lệ của công ty phải theo quy định của pháp luật.
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐIỀU LỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ABC
Điều lệ này được soạn thảo và thông qua bởi các cổ đông sáng lập ngày …/…../2020
Căn cứ vào:
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp.
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 1: HÌNH THỨC TÊN GỌI VÀ TRỤ SỞ CÔNG TY
1.1. Công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các qui định hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2. Tên Công ty:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ABC
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: ABC INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt: ./.
1.3 Trụ sở Công ty
Địa chỉ trụ sở chính: Số 31, Ngõ 76 Phố An Dương, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
Hội đồng quản trị Công ty quyết định việc lập hay huỷ bỏ chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty.
ĐIỀU 2: NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH
2.1 Công ty kinh doanh những ngành nghề sau:
2.2 Công ty được phép hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và Điều lệ này nhằm đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất cho các cổ đông.
ĐIỀU 3: VỐN ĐIỀU LỆ
Vốn điều lệ của Công ty: xxx.xxx.xxx,VNĐ (Viết bằng chữ)
Trong đó:
+ Vốn bằng Đồng Việt Nam là: xxx.xxx.xxx,VNĐ (Viết bằng chữ)
+ Vốn bằng tài sản là: 0
Tổng Số cổ phần: xxx cổ phần
Số cổ phần cổ đông đăng ký mua: xxx cổ phần
-Loại cổ phần:
+ Cổ phần phổ thông: xxx cổ phần
+ Cổ phần ưu đãi: 0
Mệnh giá cổ phần: xx.000,VNĐ (đồng Việt Nam)
ĐIỀU 4: CON DẤU CỦA CÔNG TY
Hội đồng quản trị họp và quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của công ty theo quy định của pháp luật.
Con dấu công ty được thể hiện là hình hình tròn, đường kính 36 mm, mực sử dụng màu đỏ. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp; b) Mã số doanh nghiệp; c) Tên tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (Thành phố Hà Nội)
2. Công ty đăng ký sử dụng 01(một) con dấu tròn .
3. Người đại diện theo pháp luật của công ty có trách nhiệm quản lý và lưu giữ con dấu của công ty tại trụ sở chính của công ty.
4. Trước khi sử dụng, Người đại diện theo pháp luật của công ty có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
5. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
ĐIỀU 5: PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN
Vốn điều lệ công ty có thể được góp bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Tại thời điểm thành lập, các cổ đông đăng ký vốn góp bằng Đồng Việt Nam
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của Công ty, Công ty sẽ tiến hành các thủ tục phát hành cổ phần để huy động thêm vốn.
ĐIỀU 6: THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ
1.Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định tăng vốn điều lệ của Công ty nếu thấy cần thiết thông qua việc: tích luỹ lợi nhuận mà Công ty thu được, các cổ đông đầu tư vốn bổ sung, phát hành thêm cổ phiếu, gọi thêm các cổ đông mới.
2. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
b) Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật doanh nghiệp 2014;
c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật doanh nghiệp 2014.
ĐIỀU 7: CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CÔNG TY
Danh sách các cổ đông sáng lập
ĐIỀU 8: CÁC LOẠI CỔ PHẦN
1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
3. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
4. Đại hội đồng cổ đông sẽ họp và ra quyết định Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác.
5. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
6. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
>> Các bạn có thể tải file đầy đủ về mẫu điều lệ công ty cổ phần
3. Tư vấn thành lập công ty cổ phần - Lành Group
Công ty LÀNH GROUP là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty cổ phần uy tín, chuyên nghiệp tại Tây Ninh với dịch vụ chính xác, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu mọi rủi ro và cam kết 100% thành công giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định và phát triển.
Đội ngũ nhân sự LÀNH GROUP ngoài việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý để đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp sau khi thành lập, họ còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, làm việc với các cơ quan ban ngành cho đến khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Đồng thời mọi vấn đề pháp lý sau khi hoạt động, LÀNH GROUP cũng đồng hành, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp để đảm bảo mọi quyền lợi, đúng quy định và doanh nghiệp hoàn toàn chuyên tâm tập trung kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
3.1 Lợi ích sử dụng dịch vụ thành lập công ty – LÀNH GỎUP
- Đội ngũ nhân sự có năng lực chuyên môn, hỗ trợ khách hàng trong mọi vấn đề về hồ sơ thủ tục thành lập công ty, hồ sơ kế toán, thuế,….
- Tư vấn chi tiết các thông tin quan trọng, cần thiết khi thành lập doanh nghiệp như: đặt tên công ty không trùng lặp, địa chỉ đặt trụ sở chính, người đại diện pháp luật, ngành nghề đăng ký kinh doanh, hướng dẫn kê khai mức vốn điều lệ phù hợp nhất với doanh nghiệp….. theo đúng quy định pháp luật.
- Trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan ban ngành.
- Hỗ trợ doanh nghiệp công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia, khắc con dấu công ty và công khai mẫu dấu đúng quy định và thời gian sau khi thành lập doanh nghiệp.
- Đồng hành cùng doanh nghiệp xử lý những vấn đề phát sinh trước – trong – sau khi thành lập công ty.
3.2. Quy trình thành lập công ty tại Lanh Group
Đến với LÀNH GROUP, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển. Quy trình đăng ký thành lập công ty tại Tây Ninh thực hiện các bước như sau
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty
- Bước 2: Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý. Đặc biệt và tư vấn vốn điều lệ, đặt tên công ty…
- Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.
- Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh
- Bước 5: Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
- Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
- Bước 7: Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….
Bước 8: Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)
3.3 Cam kết dịch vụ
- Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
- Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
- Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
- Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
- Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành.
- Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
>> Các bạn xem thêm so sánh công ty tnhh 2 thành viên và công ty cổ phần
Thông tin liên hệ:
- Công ty tư vấn dịch vụ kế toán Lành Group
- Địa chỉ: 81 Lê Hồng Phong - Trảng Bàng - Tây Ninh
- Email: lanh@lanhgroup.com
- Hotline: 0903966988