Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập công ty

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hỗ trợ tài chính

Tuyển dụng

Liên hệ

Thành lập công ty xây dựng

5.0/5 (1 votes)

Thành lập công ty xây dựng là một trong những tiềm năng được nhiều người lựa chọn khởi nghiệp hoặc kinh doanh nhóm ngành nghề này, bởi nhu cầu xây dựng nhà ở ngày một lớn và yêu cầu ngày một cao như hiện nay. Đặc biệt những bước tiến lớn của kinh tế xã hội luôn gắn liền với xây dựng.

Thành lập công ty xây dựng

Vậy để có thể thành lập công ty xây dựng thành công bạn cần phải chuẩn bị những gì? Điều kiện thành lập công ty xây dựng như thế nào? Nhóm ngành nghề công ty xây dựng gồm nhóm nào? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Đặc điểm về ngành nghề xây dựng

Khác với những ngành nghề kinh doanh khác, ngành xây dựng hoạt động không cố định địa điểm, sản phẩm xây dựng thường ở những địa điểm khác nhau với một nhóm đối tương khác nhau như là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cả một dự án cộng đồng.


Ngành xây dựng là lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng.

Công ty xây dựng là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực nhóm ngành nghề xây dựng theo quy định của pháp luật. Là đơn vị có đầy đủ hồ sơ năng lực để có thể ký kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư, để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình tùy vào từng nhóm ngành đăng ký kinh doanh.

Sản phẩm của công ty xây dựng là những công trình đã hoàn thành với những tiêu chuẩn và chất lượng theo đúng quy định của ngành nghề. Những công trình xây dựng hiện nay thường là kết tinh của thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuất của toàn xã hội và có thể trở thành biểu tượng của quốc gia khi nhắc đến.

Ngành xây dựng được phân thành nhiều nhóm ngành có điều kiện và không điều kiện. Nếu bạn kinh doanh trong nhóm ngành có điều kiện bắt buộc phải có những chứng chỉ và quy định liên quan mới được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động.

1.1 Nhóm ngành kinh doanh CÓ điều kiện

Nhóm ngành kinh doanh có điều kiện của lĩnh vực xây dựng gồm 4 nhóm ngành sau:

  • Giám sát thi công
  • Thiết kế công trình
  • Thiết kế xây dựng
  • Tư vấn thiết kế hạng mục công trình

1.2  Nhóm ngành kinh doanh KHÔNG điều kiện

Nhóm ngành kinh doanh không điều kiện gồm có:

  • Xây nhà dân dụng
  • Xây lắp công trình đường bộ
  • Xây dụng công trình dân dụng, san lắp mặt bằng….

Nhóm ngành này thì không cần phải có chứng chỉ hành nghề, chỉ phải đăng ký ngành nghề kinh doanh này theo mã ngành cấp 4 là được.

Do đó, tùy vào từng nhóm ngành đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan để giúp doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

1.3 Mã ngành nghề công ty xây dựng

Theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, các mã ngành nghề công ty xây dựng hiện nay là:

STT

Tên ngành nghề

Mã ngành

1

Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

3320

2

Xây dựng nhà để ở

4101

3

Xây dựng nhà không để ở

4102

4

Xây dựng công trình đường sắt

4211

5

Xây dựng công trình đường bộ

4212

6

Xây dựng công trình điện

4221

7

Xây dựng công trình cấp, thoát nước

4222

8

Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc

4223

9

Xây dựng công trình công ích khác

4229

10

Xây dựng công trình thủy

4291

11

Xây dựng công trình khai khoáng

4292

12

Xây dựng công trình chế biến, chế tạo

4293

13

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

4299

14

Phá dỡ

4311

15

Chuẩn bị mặt bằng

4312

16

Lắp đặt hệ thống điện

4321

17

Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí

4322

 

18

 

 

 

 

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

Chi tiết:

+ Thang máy, thang cuốn

+ Cửa cuốn, cửa tự động

+ Dây dẫn chống sét

+ Hệ thống hút bụi

+ Hệ thống âm thanh

+ Hệ thống cách âm, cách nhiệt, chống rung.

 

4329

 

19

Hoàn thiện công trình xây dựng

4330

20

Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác

4390

21

Bán buôn kim loại và quặng kim loại

( Không kinh doanh vàng miếng)

4662

 

 

 

 

22

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Chi tiết:

– Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến;

– Bán buôn xi măng;

– Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi;

– Bán buôn kính xây dựng;

– Bán buôn sơn, vécni;

– Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh;

– Bán buôn đồ ngũ kim;

 

 

 

 

4663

23

Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh

4752

24

Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

 

4759

25

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

6810

26

Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

7120

27

Hoạt động thiết kế chuyên dụng. Chi tiết: Hoạt động trang trí nội ngoại thất

7410

2. Thành lập công ty xây dựng cần những gì?

Có thể nói, nhu cầu xây dựng nhà cửa, các công trình ngày một tăng, do đó các hoạt động kinh doanh trong nhóm ngành xây dựng cực kỳ tiềm năng.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dễ dàng thành lập công ty xây dựng, bạn chỉ có thể thành lập công ty xây dựng thành công khi tuân thủ những điều kiện dưới đây.


2.1 Điều kiện thành lập công ty xây dựng

Điều kiện thành lập công ty xây dựng bắt buộc như sau:

a) Loại hình doanh nghiệp

Có 5 loại hình doanh nghiệp hiện nay là: DNTN, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty CP, Công ty Hợp Danh. Tùy vào từng ngành nghề cũng như tiềm lực của bạn mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Hiện nay, pháp luật không quy định loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty, tuy nhiên đối với ngành nghề đặc biệt như xây dựng thì Lành Group xin chia sẻ đến bạn là nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp công ty TNHH hoặc công ty CP để có thể xây dựng hồ sơ năng lực cho doanh nghiệp để tạo ưu thế khi tham gia đấu thầu dự án, chứng minh năng lực cho đối tác…

>> Các bạn xem thêm phân biệt công ty tnhh và công ty cổ phần

b) Chọn nhóm ngành nghề xây dựng

Có nhiều ngành nghề xây dựng khác nhau (có điều kiện và không có điều kiện). Nếu bạn chọn những nhóm ngành kinh doanh có điều kiện thì cần phải chuẩn bị đầu đủ những điều kiện (vốn, chứng chỉ) theo quy định pháp luật để đảm bảo hoàn tất hồ sơ thành lập công ty nhanh chóng, đúng pháp luật.

c) Các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng

Tùy vào từng nhóm ngành đăng ký kinh doanh trong xây dựng sẽ có những yêu cầu về chứng chỉ hành nghề xây dựng nhất định. Sau đây là các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng phổ biến hiện nay gồm:

  • Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng: gồm địa hình và địa chất.
  • Chứng chỉ hành nghề thiết kế các loại công trình xây dựng.
  • Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công các công trình xây dựng.
  • Chứng chỉ hành nghề định giá các công trình xây dựng.
  • Chứng chỉ hành nghề quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình.
  • Chứng chỉ hành nghề kiểm định dự án công trình xây dựng.

c) Vốn điều lệ thành lập công ty xây dựng là bao nhiêu?

Ngành, nghề xây dựng không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh nên khi thành lập công ty xây dựng KHÔNG CẦN CHỦ DOANH NGHIỆP CHỨNG MINH vốn điều lệ và cũng không yêu cầu mức vốn nào cố định.

Chủ doanh nghiệp có thể linh động lựa chọn 1 mức vốn để đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, mức vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng tới năng lực của công ty khi tham gia đấu thầu và làm hồ sơ đấu thầu. 

Vì thế phải lựa chọn một mức vốn PHÙ HỢP để vừa đảm bảo mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh, vừa thực hiện đúng quy định pháp luật.

2.2 Hồ sơ thành lập công ty xây dựng

Hồ sơ thành lập công ty xây dựng gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty.
  • Điều lệ Công ty.
  • Danh sách các thành viên/ Cổ đông của Công ty (Nếu là Công ty TNHH hai thành viên trở lên/ Công ty CP)
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực.
  • Giấy CMND, còn hiệu lực/ Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân.
  • Giấy CN ĐKKD/ Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/ UBND tỉnh, Thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định Ủy quyền của Người đại diện theo Ủy quyền của tổ chức.
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.
  • Giấy ủy quyền nộp và nhận hồ sơ (nếu đại diện pháp luật không tự thực hiện hoặc sử dụng dịch vụ thành lập công ty xây dựng)

2.3 Các bước thành lập công ty xây dựng

Các bước thành lập công ty xây dựng như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh: nộp trực tiếp hoặc nộp online.
  • Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
  • Bước 4: Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp
  • Bước 5: Kê khai và đóng thuế môn bài
  • Bước 6: Lựa chọn và đăng ký phương pháp kê khai tính thuế gtgt.
  • Bước 7: Mở tài khoản ngân hàng, và nộp thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bổ sung thêm thông tin về tài khoản ngân hàng cho Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Bước 8: Treo biển tên tại trụ sở công ty.
  • Bước 9: Đăng ký chữ ký số điện tử.
  • Bước 10: Thông báo phát hành hóa đơn.
  • Bước 11: Làm thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động (nếu có lao động)

3. Dịch vụ thành lập công ty xây dựng Lành Group

Lành Group là một trong những công ty tư vấn cung cấp dịch vụ thành lập công ty, đặc biệt mô hình công ty xây dựng uy tín, chuyên nghiệp tại Tây Ninh và các tỉnh thành lân cận khác. 


Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và đăng ký thành lập công ty, Lành Group đã trở thành địa chỉ tin cây được nhiều khách hàng “chọn mặt gửi vàng” đồng hành trong việc thành lập công ty đủ các điều kiện pháp lý và hỗ trợ tốt trong việc kinh doanh.

Ngoài việc tư vấn chuyên sâu những kiến về vấn đề thành lập công ty xây dựng để đảm bảo mang lại những quyền lợi tối ưu nhất cho đối tác, khách hàng, đội ngũ nhân sự Lành Group còn phụ trách soạn thảo hồ sơ, theo dõi tiến độ và xử lý vấn đề phát sinh cho đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định.

3.1 Quy trình tiếp nhận thành lập công ty xây dựng

Để tiết kiệm thời gian của khách hàng cũng như hoàn tất những thủ tục thành lập công ty nhanh nhất để doanh nghiệp đi vào ổn định và hoạt động thì Lành Group xin gửi tới quý khách hàng quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập công ty xây dựng như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn khách hàng về mọi vấn đề liên quan đến pháp lý và quyền lợi, nghĩa vụ thành lập công ty xây dựng.
  • Bước 2: Chuẩn bị những giấy tờ liên quan, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.
  • Bước 3: Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập công ty xây dựng.
  • Bước 4: Đại diện doanh nghiệp thực hiện hoàn tất cả thủ tục sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3.2 Cam kết dịch vụ

  • Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan, đặc biệt là vốn điều lệ và thủ tục thành lập.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Trên đây là những thông tin bài viết về thành lập công ty xây dựng, hi vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích và giá trị cho bạn. 

Nếu bạn còn thắc mắc gì những vấn đề trên hay đang tìm kiếm một đơn vị thành lập công ty uy tín vui lòng liên hệ trực tiếp Lành Group để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kế toán, thuế doanh nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

>> Các bạn xem thêm thành lập công ty luật tnhh một thành viên

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty tư vấn doanh nghiệp Lành Group

  • Địa chỉ: 81 Lê Hồng Phong - Trảng Bàng - Tây Ninh
  • Email: lanh@lanhgroup.com 
  • Hotline: 0903966988

 

TIN TỨC LIÊN QUAN