Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập công ty

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hỗ trợ tài chính

Tuyển dụng

Liên hệ

Thành lập công ty du lịch

5.0/5 (1 votes)

Bạn đang tìm hiểu về việc thành lập công ty du lịch? Đây là một trong những loại hình doanh nghiệp đa ngành nghề. Các ngành nghề công ty du lịch có thể lựa chọn để kinh doanh đó là: lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, phát triển du lịch và các dịch vụ du lịch khác.

Thành lập công ty du lịch

Trong số đó, hình thức lữ hành nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Vậy thành lập công ty du lịch cần điều kiện, hồ sơ và thủ tục như thế nào? Hãy cùng, LÀNH GROUP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đặc điểm công ty du lịch

Công ty du lịch thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất kinh doanh vừa phục vụ văn hóa xã hội. 

Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch khá phong phú gồm có: kinh doanh vận chuyển du lịch, kinh doanh hướng dẫn du lịch, kinh doanh hàng ăn uống, kinh doanh buồng ngủ, hay kinh doanh dịch vụ như: giặt là, tắm hơi, massage, bán hàng lưu niệm, chụp ảnh,..

Sản phẩm của ngành này không phải quá trình sản xuất hay vật chất cụ thể mà gắn liền với quá trình tiêu thụ. Khách hàng mua sản phẩm trước khi họ nhìn thấy sản phẩm.

Tuy nhiên hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lại có tính rủi ro cao. Có khi phải bỏ ra nhiều chi phí mới hoàn thành sản phẩm dịch vụ nhưng không hoàn thành được như mong muốn. 

Ví dụ chi phí đặt khách sạn, chi phí quảng cáo,.. Nhưng kết quả thu về có thể rất ít khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch ấy. Tuy nhiên khi đã có khách hàng sẽ có nhiều ngành khác nhau được hưởng thu nhập như; vận chuyển, khách sạn, hải quan, bưu điện, thuế,..

Hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ và phải phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, môi trường, điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của từng vùng. 

Các đặc điểm này đều ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kế toán chi phí, doanh thu cũng như xác định kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch.

 

1,1 Điều kiện thành lập công ty du lịch

Dưới đây là những điều kiện thành lập công ty du lịch, tiêu biểu mà doanh nghiệp cần đáp ứng khi muốn mở công ty kinh doanh các ngành nghề du lịch, lữ hành.

a), Điều kiện về trình độ

Đối với các ngành kinh doanh dịch vụ lữ hành, người phụ trách kinh doanh phải tốt nghiệp các chuyên ngành lữ hành, với trình độ:

  • Từ bậc trung cấp trở lên đối với dịch vụ lữ hành nội địa.
  • Từ bậc cao đẳng trở lên đối với dịch vụ lữ hành quốc tế.

Trường hợp tốt nghiệp các chuyên ngành khác, phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa hoặc quốc tế, tùy lĩnh vực.

b),Điều kiện về vốn ký quỹ

Để kinh doanh và được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành quốc tế, doanh nghiệp phải lập vốn ký quỹ tại ngân hàng, với các mức như sau:

  • Trên 250 triệu đồng đối với phục vụ khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.
  • Trên 500 triệu đồng đối với phục vụ du khách Việt Nam ra nước ngoài.
  • Vốn điều lệ/vốn pháp định của công ty ít nhất phải bằng hoặc lớn hơn vốn ký quỹ.

c), Điều kiện về giấy phép

Đối với ngành dịch vụ lưu trú ngắn ngày (ngành khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê), Sở KH&ĐT vẫn cấp phép nhưng sẽ không cho doanh nghiệp hoạt động tại trụ sở.

 Doanh nghiệp muốn hoạt động tại trụ sở phải làm văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Khi đó, cơ quan này sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện và các loại giấy phép sau: 

Các giấy phép về đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy và an toàn thực phẩm. 

Đối với khách sạn có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, phải đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ.

Sau khi có văn bản chấp thuận thì doanh nghiệp mới được thực hiện ngành này tại trụ sở công ty.

1,2 Ngành nghề kinh doanh du lịch

Việc đăng ký thành lập công ty du lịch cần lưu ý chọn đúng ngành nghề đăng ký kinh doanh như sau:

STT

Tên ngành nghề

Mã số

1.

Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

chi tiết: Các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán bar, vũ trường)

7920

2.

Đại lý du lịch

7911

3.

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

chi tiết: Dịch vụ làm thủ tục visa, hộ chiếu Đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa

5229

4.

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

chi tiết: – Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke);

5510

5.

Quảng cáo

7310

6.

Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận

7320

7.

Vận tải hành khách đường bộ khác

chi tiết: Kinh doanh vận tải bằng ô tô – Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định – Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng – Kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch bằng ô tô

4932

8.

Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

8230


1,3 Vốn điều lệ công ty du lịch

Do không thuộc nhóm ngành ngành nghề yêu cầu vốn pháp pháp định nên vốn điều lệ thành lập công ty du lịch có thể đăng ký tùy theo năng lực góp vốn và nhu cầu hoạt động. 

Tuy nhiên, nên đăng ký cao hơn 100 triệu đồng đối với công ty kinh doanh lữ hành nội địa và cao hơn 500 triệu đồng với công ty kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế.

2, Thủ tục thành lập công ty du lịch

Để thành lập công ty du lịch lữ hành doanh nghiệp cần thực hiện những thủ tục thành lập công ty với các quy trình sau:

2,1 Hồ sơ chuẩn bị

Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Đây là điều kiện bắt buộc để có thể thành lập công ty du lịch lữ hành. Tùy vào loại hình kinh doanh lu lịch lữ hành nội địa hay quốc tế mà cần chuẩn bị hồ sơ cho phù hợp.

a) Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội đia (chuẩn bị 2 bộ)

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa với mức tiền là 100.000.000 đồng;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
  • Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở chính;

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp

b) Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo phạm vi hoạt động;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
  • Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở.

2,2 Các bước thành lập công ty

Một quy trình thành lập công ty chuẩn đối với tất cả các loại hình công ty (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty hợp danh) đều phải thực hiện 4 bước cơ bản dưới đây.

 
Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập công ty

Ở bước này, nếu muốn thành lập công ty thì bạn phải lên ý tưởng và xác định những vấn đề sau:

a) Chọn loại hình doanh nghiệp

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp rất quan trọng vì nó quyết định đến cơ cấu tổ chức công ty, quyền và nghĩa vụ của công ty sau này. Chính vì thế, bạn cần lựa chọn 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp dưới đây khi muốn thành lập công ty.

  • Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản cá nhân của mình.
  • Công ty TNHH 1 thành viên: Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn (có thể là cá nhân hoặc tổ chức), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Công ty cổ phần: Có ít nhất từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên, không hạn chế tối đa cổ đông góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp, có thể phát hành được cổ phiếu.
  • Công ty hợp danh: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

>> Các bạn xem thêm so sánh công ty tnhh và công ty cổ phần

b) Đặt tên cho công ty

Tên công ty không được trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.

Cách đặt tên công ty tốt nhất bạn nên đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tạo được ấn tượng với khách hàng của bạn để thuận lợi hơn trong việc kinh doanh sau này.

>> Các bạn xem thêm cách đặt tên công ty hợp tuổi

c) Chuẩn bị địa chỉ trụ sở công ty

Địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty, nếu địa chỉ đặt trụ sở công ty là thuê thì phải có hợp đồng cho thuê. Trụ sở chính là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

d) Chuẩn bị vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Số vốn điều lệ là tự do theo khả năng doanh nghiệp trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, vốn điều lệ không nên kê khai quá thấp sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh công ty khi có phát sinh giao dịch với đối tác, ngân hàng, cơ quan thuế…

e) Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh

Pháp luật không hạn chế số ngành nghề đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều ngành nghề có liên quan với nhau hoặc những ngành nghề có khả năng mở rộng trong tương lai. Trong số đó chọn ra một ngành đăng ký chính.

Đối với những ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp buộc phải đáp ứng được những điều kiện đó thì mới có thể kinh doanh.

f) Xác định người đại diện theo pháp luật

Nên lựa chọn người đại diện pháp luật là người có chuyên môn để đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, cá nhân hay tổ chức khác và đại diện công ty trước pháp luật.

Người đại diện pháp luật có thể đồng thời là chủ doanh nghiệp. Chức vụ người đại diện pháp luật có thể là Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị. Có thể có hơn một người đại diện theo pháp luật đối với Công ty TNHH và Công ty Cổ phần.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty.

Khi đã hoàn tất những điều ở bước 1 thì bước tiếp theo của quy trình thành lập công ty đó chính là chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty và nộp hồ sơ.

Hiện nay có 2 hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp đó là nộp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia và nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch và Đầu tư.

Tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng điện tử, không tiếp nhận hồ sơ trực tiếp. Vì vậy việc nộp hồ sơ thành lập công ty được thực hiện theo trình tự như sau:

Người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền đăng ký đăng nhập hệ thống tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ 

Người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bản scan qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Nếu hợp lệ sẽ ra thông báo trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền trực tiếp mang hồ sơ gốc lên nộp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố.

Cơ quan đăng ký kinh doanh thẩm tra lại hồ sơ rồi mới quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Người thành lập công ty hoặc người được uỷ quyền nhận kết quả.

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì đăng bố cáo thành lập công ty lên cổng thông tin quốc gia.

Bước 3: Khắc con dấu và đăng thông báo sử dụng con dấu mẫu

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì người đại diện hoặc người được ủy quyền mang bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp cần tiến hành công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia cùng với thông tin công ty.

4, Dịch vụ thành lập công ty – Lành Group

Công ty LÀNH GROUP là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty uy tín, chuyên nghiệp tại Tây Ninh với dịch vụ chính xác, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu mọi rủi ro và cam kết 100% thành công giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định và phát triển.

Đội ngũ nhân sự LÀNH GROUP ngoài việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý để đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp sau khi thành lập, họ còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, làm việc với các cơ quan ban ngành cho đến khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Đồng thời mọi vấn đề pháp lý sau khi hoạt động, LÀNH GROUP cũng đồng hành, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp để đảm bảo mọi quyền lợi, đúng quy định và doanh nghiệp hoàn toàn chuyên tâm tập trung kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.

4.1. Quy trình thành lập công ty tại Lanh Group

Đến với LÀNH GROUP, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển. Quy trình đăng ký thành lập công ty tại Tây Ninh thực hiện các bước như sau

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty
  • Bước 2: Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý. Đặc biệt và tư vấn vốn điều lệ, đặt tên công ty…
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.
  • Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh
  • Bước 5: Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
  • Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
  • Bước 7: Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….
  • Bước 8: Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)

4.2 Cam kết dịch vụ

  • Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

>> Các bạn xem thêm thủ tục thành lập công ty tổ chức sự kiện

Thông tin liên hệ:

  • Công ty tư vấn dịch vụ kế toán Lành Group
  • Địa chỉ: 81 Lê Hồng Phong - Trảng Bàng - Tây Ninh
  • Email: lanh@lanhgroup.com 
  • Hotline: 0903966988

TIN TỨC LIÊN QUAN