Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập công ty

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hỗ trợ tài chính

Tuyển dụng

Liên hệ

So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh một thành viên

5.0/5 (1 votes)

Doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên là 2 loại hình doanh nghi rất phổ biến hiện nay. Đây là 2 loại hình hồ sơ và thủ tục thành lập đơn giản nhất, mỗi loại hình điều có những ưu nhược điểm riêng, hãy cùng Lành Group tìm hiểu nhé.

So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên

1. Đặc điểm DNTN và công ty tnhh một thành viên

Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập công ty mà không biết nên chọn doanh nghiệp tư nhân hay công ty tnhh 1 thành viên. Trong bài viết này, LÀNH GROUP sẽ phân biệt  doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên chi tiết, để giúp lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhé.

1.1 Đặc điểm công ty tnhh 1 thành viên

Công ty TNHH 1 thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu và có tư cách pháp nhân 

Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Trong những năm nay mô hình kinh doanh đơn lẻ, ngoài nhà nước đang tăng trưởng vô cùng nhanh chóng. Bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho kinh tế không chỉ của các cá nhân mà còn cả nước.

Mô hình kinh doanh công ty tnhh đang được đánh giá là một trong những mô hình kinh doanh tốt nhất hiện nay bởi những điểm mạnh của nó về tài chính kinh tế.

1.2 Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định pháp luật việt nam thì doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, được phép thành lập và trực tiếp quản lý, điều hành, thực hiện các hoạt động kinh doanh và là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tư nhân chỉ do 1 cá nhân sở hữu.

Chủ sở hữu của Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân.

  •  Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ.
  •  Doanh nghiệp có tài sản, có cơ sở vật chất và có trụ sở hoạt động trong giao dịch rõ ràng. 
  • Chủ Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động bằng toàn bộ tài sản của mình trong các hoạt động kinh doanh.
  •  Doanh nghiệp tư nhân là công ty trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân.
  • Chủ DNTN là đại diện theo Pháp luật, được toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp.
  • Chủ DNTN sẽ trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc chủ DNTN có thể thuê người khác làm thay công việc này.

2. Phân biệt doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu nhược điểm riêng, vậy doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên có những điểm giống và khác nhau như thế nào?

2.1. Điểm giống nhau

Doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên có những điểm giống nhau là:

  • Đều là các loại hình doanh nghiệp do một chủ sở hữu thành lập và chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.
  • Không có quyền huy động vốn bằng hình thức trái phiếu hoặc cổ phiếu. Vì cả 2 đều không được phát hành cổ phiếu.
  • Nếu chuyển nhượng một phần vốn hoặc tiếp nhận phần vốn thì phải thay đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu.
  • Giám đốc, Tổng giám đốc có thể được thuê để thay chủ doanh nghiệp quản lý, vận hành doanh nghiệp.

2.2. Điểm khác nhau

LÀNH GROUP xin giúp bạn phân biệt được điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên như sau:

a) Về tư cách pháp nhân

  • Doanh nghiệp tư nhân: Không có tư cách pháp nhân.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: có tư cách pháp nhân đầy đủ.

b) Về chủ sở hữu/ người đại diện theo pháp luật

  • Doanh nghiệp tư nhân: là cá nhân làm chủ doanh nghiệp. Nhưng cá nhân này đồng thời không phải là chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: là cá nhân hoặc tổ chức.

c) Về cơ cấu tổ chức

  • Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tự quản lý hoặc thuê người quản lý.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: Có thể lựa chọn 1 trong 2 mô hình sau

+/ Chủ tịch công   ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

+/ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

d) Trách nhiệm pháp lý

  • Doanh nghiệp tư nhân: chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn vào doanh nghiệp.

e) Việc phát hành chứng khoán và kêu gọi vốn

  • Doanh nghiệp tư nhân: không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, kêu gọi vốn cực kỳ khó khăn.
  • Công ty tnhh 1 thành viên:chỉ không được phát hành cổ phiếu, có thể phát hành trái phiếu và huy động vốn dễ dàng hơn DNTN.

f) Về việc góp vốn

  • Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tự đăng ký vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân KHÔNG phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu cho chủ doanh nghiệp bởi DNTN chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý khi hoạt động kinh doanh.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ sở hữu phải thực hiện chuyển quyền sở tài sản góp vốn cho công ty theo đúng quy định.

g) Thay đổi vốn điều lệ khi kinh doanh

  • Doanh nghiệp tư nhân: Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp có quyền tăng  và giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà không cần thực hiện các thủ tục gì. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn mức vốn đã đăng ký kinh doanh thì chủ doanh nghiệp mới thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Công ty tnhh 1 thành viên:

+/ Tăng vốn điều lệ:

- Chủ sở hữu tự đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp thêm từ người khác.

- Trường hợp tăng vốn bằng việc huy động vốn góp chủ doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

+/ Giảm vốn điều lệ:

- Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong vòng 20 năm kể từ ngày đăng ký kinh doanh, và doanh nghiệp phải đảm bảo các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản, thuế khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.

- Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

h) Hạn chế quyền góp vốn, mua cổ phần vốn góp

  • Doanh nghiệp tư nhân: không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh hoặc công ty tnhh hoặc công ty cổ phần.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: không bị hạn chế.

2.3 Nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân ?

Dựa vào những điểm khác nhau giữa doanh nghiêp tư nhân và công ty, các bạn có thể thấy đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân khi thành lập sẽ có nhiều rủi ro hơn, vì chịu trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân. 

>> Các bạn xem thêm thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên

Tuy nhiên việc thành lập loài hịnh nào còn phụ thuộc vào khả năng của chủ sở hữu doanh nghiệp. Nếu bạn cần có sự tư vấn thành lập doanh nghiệp trước khi quyết định thành lập, hãy liên hệ với Lành Group: 0903 966 988 

3. 7 Lưu ý khi thành lập công ty bạn nên biết

Công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Lành Group xin chia sẽ với các bạn 7 lưu ý quan trọng khi thành lập công ty mới. Tổng hợp 7 câu hỏi khách hàng thường thắc mắc, hãy tham khảo bên dưới nhé.

3.1 Công ty TNHH 1 thành viên có hội đồng quản trị không?

Trả lời: Không. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty cổ phần. Theo đó, chỉ có công ty cổ phần mới có hội đồng quản trị. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu có thể có hội đồng thành viên.

3.2 Thành lập công ty có cần bằng cấp không?

Có 2 nhóm ngành kinh doanh chính là: ngành nghề kinh doanh không điều kiện và ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà việc thành lập công ty cần có yêu cầu bằng cấp hay không.

a) Nhóm ngành nghề kinh doanh không điều kiện: 

Thông thường, đối với nhóm ngành này thì cá nhân, tổ chức được tư do đăng ký hoạt động kinh doanh bình thường, không cần bằng cấp vẫn có thể hoạt động được.

b) Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện: 

Để được hoạt động kinh doanh trong nhóm ngành này thì bắt buộc phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Điều kiện về bằng cấp/ chứng chỉ hành nghề đối với nhóm ngành yêu cầu bằng cấp.
  • Điều kiện về vốn pháp định đối với nhóm ngành yêu cầu mức vốn pháp định khi đăng ký.
  • Các điều kiện khác đối với những nhóm ngành nghề khác.

Như vậy việc thành lập công ty có cần bằng cấp không? Câu trả lời sẽ là có đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không đối với những ngành nghề kinh doanh thường. Để biết được những nhóm ngành nghề kinh doanh nào yêu cầu bằng cấp, yêu cầu mức vốn điều lệ thì mời bạn xem tại bài viết này ở mục 5.2 nhé.

3.3 Chứng chỉ hành nghề là gì?

Chứng chỉ hành nghề là Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động trong một ngành nghề nào đó.

Không phải ai cũng có thể được cấp chứng chỉ hành nghề nếu không tham gia những lớp học huấn luyện, bồi lượng nâng cao trình độ theo quy định. 

Sau khi hoàn tất các khóa huấn luyện, cá nhân sẽ được đánh giá và kiểm tra trình độ chuyên môn, kinh nghiệm kỹ và chỉ được cấp chứng nhận hành nghề khi đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

Vì thế chứng chỉ hành nghề không phải giấy chứng nhận về chuyên môn của người hành nghề. Đây được xem là công cụ để giám sát, đánh giá được năng lực thực hiện cũng như đạo đức của người hành nghề. 

3.4 Cách đặt tên công ty

Tên công ty sẽ định hình thương hiệu doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận diện được những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đồng thời cũng thể hiện được những giá trị riêng mà bạn muốn xây dựng cho công ty. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng

Vì thế nên cân nhắc lựa chọn cách đặt tên công ty cho hay, ý nghĩa và đặc biệt phải đúng quy định của pháp luật để tránh việc thay đổi tên công ty sẽ gây cho công ty những trở ngại nhất định khi thương hiệu bị thay đổi.

Các quy định về việc đặt tên công ty hiện nay là cần lưu ý:

  • Tên công ty đòi hỏi phải đảm bảo thuần phong mỹ tục của Việt Nam, có các tên bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt tiện cho việc giao dịch.
  • Tên tiếng việt công ty bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
  • Đặt tên công ty cần đơn giản dễ nhớ, biết cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì.
  • Tên công ty phải tránh gây nhầm lẫn, tránh trùng lặp với đơn vị khác để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh hay quản lý của cơ quan nhà nước.
  • Không được đặt theo tên các cơ quan có thẩm quyền, đơn vị nhà nước. 

3.5 Cách chọn người đại diện theo pháp luật

Người đại diện pháp luật thường là người đứng đầu công ty và là người thay mặt công ty chịu trách nhiệm pháp lý thông qua từng hoạt động kinh doanh của pháp luật. Bên cạnh đó người đại diện pháp luật phải có kinh nghiệm, năng lực để vận hành và dẫn dắt công ty phát triển vững mạnh. 

Do đó vai trò của người đại diện theo pháp luật cực kỳ quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Là “kim chỉ nam” cho đường hướng phát triển của mỗi công ty. Vậy khi chọn người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây:

  • Từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không vi phạm pháp luật
  • Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.
  • Không bị treo mã số thuế trên dữ liệu quản lý thuế và quản lý doanh nghiệp.
  • Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn tại Công ty.
  • Có kinh nghiệm, năng lực quản lý và vận hành doanh nghiệp.

2.6 Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014, pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung (trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vốn thành lập công ty tối thiểu bằng với vốn pháp định quy định của ngành nghề)

Do đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty, tùy mục đích hoạt động của công ty mà vốn điều lệ được quyết định cụ thể. Bạn có thể xác định mức vốn điều lệ dựa vào các tiêu chí sau đây:

  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay tự do.
  • Khả năng tài chính của các thành viên góp vốn.
  • Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty.
  • Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập như thuế môn bài, các loại thuế khác,….
  • Năng lực công ty, uy tín công ty khi tham gia các dự án ký kết với đối tác

2.7 Có thể tăng vốn điều lệ công ty được không?

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty hoàn toàn có thể thực hiện tăng vốn điều lệ bằng cách huy động vốn hoặc đầu tư góp vốn thêm để bổ sung, hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh, vận hành và phát triển của doanh nghiệp.

Khi tăng vốn điều lệ, công ty cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ và công bố thông tin trên cổng doanh nghiệp quốc gia. Nếu tăng vốn điều lệ làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo thì chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục kê khai thuế môn bài theo quy định.

4. Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp – Lành Group

Công ty cổ phần Lành Group là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại Tây Ninh, uy tín và chất lượng. Các thủ tục hồ sơ thành lập công ty đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định và phát triển tốt.

Đến với LÀNH GROUP, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển. Quy trình đăng ký thành lập công ty tại Tây Ninh thực hiện các bước như sau

4.1 Quy trình tiếp nhận hồ sơ

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty
  • Bước 2: Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý. Đặc biệt và tư vấn vốn điều lệ, đặt tên công ty…
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.
  • Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh
  • Bước 5: Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
  • Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
  • Bước 7: Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….
  • Bước 8: Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)

4.2 Cam kết dịch vụ

  • Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

>> Các bạn xem thêm vốn điều lệ là gì

Thông tin liên hệ:

  • Công ty tư vấn doanh nghiệp Lành Group
  • Địa chỉ: 81 Lê Hồng Phong - Trảng Bàng - Tây Ninh
  • Email: lanh@lanhgroup.com 
  • Hotline: 0903966988

TIN TỨC LIÊN QUAN